Nẹp chỉnh hình (Orthesis) trong ngành chân giả, tay giả là từ được Bennett đề xuất để chỉ những phương tiện cơ học, có thể được chế tạo bằng các loại vật liệu khác nhau, được gắn bên ngoài hệ cơ-xương. Dùng cho người bệnh bị xuy giảm khả năng vận động. Nẹp có chức năng nâng đỡ, trợ giúp, cố định, định hướng, nắn chỉnh và ngăn ngừa biến dạng chi thể. Tóm lại là dùng cho người bị rối loạn hệ Thần kinh-Cơ-Xương.

 Phải phục hồi được công năng chức phận đã mất của phần cơ thể được cung cấp nẹp chỉnh hình hoặc trả lại sự cân bằng cho cơ thể.

 

CHỐNG ĐỠ, ĐỊNH HƯỚNG VẬN ĐỘNG VÀ BẢO VỆ: Là những nhiệm vụ cơ bản của các loại nẹp và áo chỉnh hình. Đối với sự tổn thất chức năng của chi dưới thì vấn đề giải quyết chống đỡ rất quan trọng vì nó phải chịu tải trọng của toàn cơ thể dồn xuống. Nhiệm vụ định hướng vận động chủ yếu dùng cho phạm vi các khớp, nó được thực hiện bởi một khớp nẹp cơ khí. Giữ vận động khớp trong một giới hạn nhất định, khóa cứng khớp, hạn chế vận động khớp hoặc đưa nó trở lại vận động bình thường. Nhờ có sự chống đỡ của một chi tiết cơ khí đối với phần

khớp bị hủy hoại hoặc xuy giảm chức năng-chân sẽ giành lại được khả năng đi đứng.

GIẢM TỲ ĐÈ- Có nghĩa là trọng lượng của cơ thể không dồn trực tiếp lên chân nữa. Vấn đề này thường được giải quyết ở vùng xương chậu (xương ụ ngồi) đối với việc giảm lực tỳ đè cho khớp háng và khớp gối. nếu chỉ cần giảm lực tỳ đè cho bàn chân và khớp cổ chân thì có thể giải quyết ở vùng lồi củ trước xương chày và góc dưới xương bánh chè. Tóm lại:Trọng lượng cơ thể sẽ chuyển trực tiếp qua nẹp chỉnh hình

xuống mặt đất.

 

BẢO VỆ:Trong trường hợp xương can non chưa vững, can gập góc, chậm liền xương, mất đoạn xương, viêm xương tủy kinh niên, các loại bệnh của hệ thống xương vv. cần được bảo vệ đoạn chi đó người ta thường ứng dụng một ống bằng da gò;nhựa đúc hay nhự dẻo để bảo vệ.